Tính vị, tác dụng Cà dại hoa trắng

Lá, hoa và trái cà dại hoa trắng ở miền Nam Việt Nam

Theo y học cổ truyền Việt Nam, cà dại hoa trắng có vị cay, hơi mát, có ít độc; Có tác dụng hoạt huyết, tán ứ, tiêu thủng, giảm đau, trừ ho. Thường được dùng trị đau thắt lưng, đòn ngã tổn thương, đau dạ dày, đau răng, bế kinh, ho mạn tính.

Những thông tin y khoa của Wikipedia tiếng Việt chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế ý kiến chuyên môn.
Trước khi sử dụng những thông tin này, đề nghị liên hệ và nhận sự tư vấn của các bác sĩ chuyên môn.

Dưới đây là một số cách chữa bệnh đơn giản từ cà dại hoa trắng:

- 1. Chứng khó đái: Nước hãm lá tươi cà dại hoa trắng, phối hợp với cành lá của cây đơn buốt.- 2. Đau bụng của trẻ em: Hãm hoa lấy nước cho uống.- 3. Ong (vò vẽ) đốt, nứt nẻ ở bàn chân, kẽ chân: Quả giã nát với lá lốt, lấy nước bôi.- 4. Chữa đau răng (do sâu răng): Rễ cà dại hoa trắng, rễ cây chanh, vỏ cây lai, vỏ cây trẩu, mỗi vị 10g, sắc lấy nước đặc ngậm rồi nhổ đi.- 5. Chữa nước ăn chân: Lá chè xanh và lá phèn đen mỗi thứ 20-30 g, sắc lấy nước đặc, ngâm rửa chân trong 5 - 10 phút. Sau đó lấy quả cà dại hoa trắng và lá lốt, mỗi thứ 20 g, giã nát, thêm ít nước, dùng bông thấm nước thuốc bôi vào những kẽ nứt nẻ.

Chú ý: người bị bệnh tăng nhãn áp và phụ nữ có thai không được dùng. Nếu sử dụng dưới dạng thuốc sắc cần theo đúng chỉ định và hướng dẫn của thầy thuốc Đông y.[2]